Header Ads

ad728
  • Tin Nóng

    ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

    GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

    1. Giới thiệu ngành Điện tử viễn thông

    1.1 Mục tiêu đào tạo:

    Nhiệm vụ của Bộ môn Điện tử viễn thông là đào tạo ra những Kỹ sư có khả năng:

    – Nắm vững nguyên lý của các hệ thống điện tử viễn thông (mạng điện thoại, thông tin di động, hệ thống phát thanh/truyền hình, thông tin viba, cáp quang, vv…)
    – Khai thác, vận hành và bảo trì các hệ thống điện tử viễn thông.

    – Thiết kế và thi công các phần cứng, phần mềm phục vụ trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

    – Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề kỹ thuật trong thực tế công việc.
    1.2 Chương trình đào tạo (Thời gian đào tạo: 4.5 năm)

    Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông trang bị cho sinh viên nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc, có tính hệ thống về lĩnh vực điện tử viễn thông. Năng lực thực hành và kiến thức thực tế được đặc biệt chú trọng thông qua các học phần thí nghiệm, đồ án, thực tập tay nghề, và kiến tập tại các công ty/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình còn được thiết kế để năng cao năng lực sử dụng tiếng Anh (chuyên ngành) và kỹ năng mềm. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp của Trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao như hiện nay.Xem chi tiết chương trình đào tạo.

    1.3 Cơ hội việc làm

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có cơ hội làm việc tại tất cả các cơ quan, đơn vị, các công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông, cụ thể là:

    – Các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông, truyền hình (Vinaphone, Mobiphone, Viettel,  SCTV, vv…)
    – Các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương
    – Các công ty cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và giải pháp cho mạng viễn thông (Siemens, Huawei, FPT, TMA, vv…)
    – Các công ty thiết kế vi mạch điện tử (Intel, Renesas, Samsung, vv…)
    – Các cơ quan, doanh nghiệp có các hệ thống mạng máy tính- viễn thông (hàng không, hàng hải, điện lực, vv…)
    – Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử viễn thông tại các trường đại học/cao đẳng, viện nghiên cứu, và các trường trung cấp chuyên nghiệp, vv…

    – Nghiên cứu/học tập lên các cấp bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ở các trường đại học trong và ngoài nước.

    2. Giới thiệu Bộ môn Điện tử viễn thông

    2.1 Đội ngũ giảng viên

    Được thành lập vào năm 2001, Bộ môn Điện tử viễn thông hiện có 15 giảng viên, trong đó có 2 Tiến sĩ và 13 Thạc sĩ (5 GV đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước). Các giảng viên của Bộ môn tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh công tác giảng dạy, các giảng viên Bộ môn luôn tích cực trong nghiên cứu khoa học và có mối liên kết rộng rãi với các trường bạn, cũng như các đơn vị/doanh nghiệp bên ngoài. Đặc biệt, các giảng viên Bộ môn có thế mạnh trong nghiên cứu các kỹ thuật vô tuyến cho mạng thế hệ mới (4G, 5G), cũng như giàu kinh nghiệm trong khai thác, vận hành mạng thông tin di động. Danh sách giảng viên.

    2.2 Cơ sở vật chất

    Bộ môn hiện quản lý 03 phòng thí nghiệm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên:

    – Phòng thí nghiệm Điện tử: thí nghiệm các học phần về điện tử tương tự, kỹ thuật xung và kỹ thuật số.

    – Phòng thí nghiệm Viễn thông: thí nghiệm các học phần về xử lý tín hiệu, hệ thống thông tin, và mạch siêu cao tần.

    – Phòng thực tập tay nghề Điện tử: được trang bị các máy móc, thiết bị, linh kiện phục vụ việc thiết kế, thi công, kiểm tra các mạch điện tử.



    Không có nhận xét nào

    Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
    Khoa Điện - Điện tử viễn thông